Nach Genre filtern

Truyện đêm khuya

Truyện đêm khuya

VNPodcast

Những câu chuyện đầy tính nhân văn hay phản ánh đời sống xã hội. Hơi thở cuộc sống quanh ta được truyền tải qua những giọng đọc truyền cảm, sâu lắng. Xin mời các bạn lắng nghe.

Get bonus content on Patreon

Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

51 - "Sương còn giăng trắng núi": Câu chuyện tình éo le, ngang trái
0:00 / 0:00
1x
  • 51 - "Sương còn giăng trắng núi": Câu chuyện tình éo le, ngang trái

    Trong làng văn, Hoàng Lệ Thủy có lẽ còn là một cái tên khá mới mẻ. Thế nhưng qua truyện ngắn này, tác giả đã cho thấy một bút pháp vững vàng, cách kể chuyện đầy lôi cuốn với những trang văn giàu cảm xúc. Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”, là em gái của nhân vật nữ chính trong truyện. Cả hai nhân vật nữ - hai chị em ruột cùng các nhân vật phụ vây quanh đều không có một cái tên cụ thể, họ như bị hòa vào bầu không khí bảng lảng sương khói của một miền không gian sơn cước. Câu chuyện chúng ta vừa nghe là câu chuyện của những bi kịch chồng lên nhau. Cô chị đi lấy chồng trong tiếng gào khóc của em gái. Và rồi sau đó là những xót xa của cả gia đình khi thấy chị thường xuyên bị chồng đánh đập, bạo hành. Cuối cùng cuộc hôn nhân tan vỡ, người chị trở về nhà bố mẹ đẻ với đứa con địu trên lưng, có lẽ trong lòng cũng thầm xác định một cuộc sống an phận. Rồi cô em lại đến tuổi yêu đương. Trong tình yêu có ai học hết chữ Ngờ. Vào ngày hội xuân năm ấy, hai chị em đi hội và đều chạm phải tiếng sét ái tình với một chàng trai. Ngang trái bắt đầu nảy sinh ở chỗ chàng trai thích cô chị nhưng lại cưới cô em làm vợ, có lẽ bởi bước đầu anh ta chưa vượt qua được mặc cảm kết hôn với người con gái đã từng một lần đò. Hạnh phúc lấy được người con trai mình yêu của cô em không thể bù đắp cho nỗi buồn vì không sinh được con, cứ có thai ít lâu lại hỏng. Bi kịch của cô em nhân lên gấp đôi khi một ngày phát hiện chồng mình và chị gái ân ái ngay trong chính ngôi nhà mà hai chị em lớn lên từ thuở ấu thơ. Bắt đầu từ đây, những bi kịch chồng lên bi kịch. Bản thân cô chị cũng đau xót bẽ bàng, mang mặc cảm của người mắc lỗi, làm em gái đau khổ, phá đi hạnh phúc vợ chồng của em. Cô em thì vẫn rất yêu chồng và cũng không thể chà đạp lên người chị gái ruột thịt của mình. Éo le tiếp tục đẩy cao hơn nữa khi chị gái có bầu với người chồng chính thức của cô em. Vậy là một cuộc hoán đổi âm thầm diễn ra. Cô em lặng lẽ trở về nhà bố mẹ đẻ để thưa với bố mẹ mọi chuyện. Cô chị trở thành vợ chính thức của người chồng cô em, nhưng bước chân ra đi trong buồn bã. Những nỗi đau có lẽ rồi cũng nguôi ngoai, hạnh phúc của cô em dù dang dở nhưng sự hy sinh của cô biết đâu lại mang đến hạnh phúc thực sự cho người chị của mình, cũng là cho cả người cô từng chung chăn gối. Đi qua những xót xa, có lẽ mỗi người sẽ trân trọng và nâng niu nhiều hơn những gì mình đang có. Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và một lòng bao dung. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

     

    Từ khóa tìm kiếm : Sương còn giăng trắng núi, Hoàng Lệ Thủy, tình yêu đôi lứa, cuộc sống gia đình, hạnh phúc, éo le, ngang trái

    Get bonus content on Patreon

    Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

    Mon, 25 Sep 2023 - 26min
  • 50 - "Phòng khách": Phơi bày bộ mặt thật của những kẻ hợm hĩnh

    Ngay từ nhan đề của truyện ngắn, “Phòng khách” đã dẫn dụ người đọc, người nghe về một sự thú vị. Không gian là cái phòng khách của gia đình đã mở ra những câu chuyện cười ra nước mắt. “Phòng khách” lấy bối cảnh là phòng khách của một ông có vai vế nào đó, nơi tổ chức các cuộc tiếp tân, nơi giới trí thức nghệ sỹ quốc nội rất năng lui tới để gặp gỡ Tây, tìm kiếm cơ hội xuất ngoại. Chúng ta bắt đầu cảm nhận được giọng văn vừa tưng tửng, vừa giễu nhại của nhà văn trong cách quan sát, miêu tả thật chi tiết, tường tận đến mỗi nhân vật, sự việc. Cái không khí của đổi mới, mở cửa hội nhập như thổi vào xã hội Việt Nam một nhiệt lượng cực mạnh, làm tất cả phải cuốn theo những cách chưa từng có trước đó. Người ta trở nên năng động hơn, khôn ngoan hơn, nắm bắt cơ hội tốt hơn nhưng không giấu được những nhố nhăng nực cười. Vì thế mà các nhân vật xuất hiện với những gương mặt khác nhau, thoạt trông thật oai vệ, đường hoàng nào giáo sư sử học, võ sư nói toàn giọng điệu nghiêm ngắn, học thức mà không giấu nổi những tật xấu cố hữu. Chi tiết lần lượt bộ cốc pha lê sáu cái chỉ còn sót một, số ấy nằm trong túi áo của vị giáo sư sau mỗi lần đến nhà uống rượu đàm đạo khiến cho người đọc, người nghe được phen cười ngả cười nghiêng, cười thật dài để rồi phải nghĩ thật lâu. Nhân vật tôi – người kể chuyện cứ lặng lẽ quan sát, ghi nhận, cố ghìm mình để không bật lên tiếng cười trước những hoạt cảnh đời sống khắc tạc cái xấu xí của người Việt khi bước vào hội nhập. Người kể chuyện có thể giấu được tiếng cười ẩn ý nhưng giọng văn tưng tửng, cách kể độc đáo, tung tóe những lớp sóng ngôn từ bụi bặm vỉa hè pha lẫn ngoa dụ làm cho người đọc, người nghe được phen cười ra nước mắt. “Lại những bóng người cầm ly rượu di chuyển khắp phòng tìm đầu ra đối tác bạn đồng nghiệp. Rượu đổ chỗ này. Đĩa vỡ chỗ kia. Cả đống giấy ăn vò nhàu ném hết xuống gầm bàn gầm ghế, thói quen Giao Chỉ khó bỏ. Tất cả vì một nền văn học, sử học, khoa học nhân văn, khoa học com piu tơ… Tôi đi dạo trong rừng khoa học lòng hoang mang chưa từng thấy…”, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ hình dung về một góc xã hội nực cười, méo mó đến nhường nào. Đằng sau câu chuyện là một câu hỏi đầy hoài nghi của nhà văn trước sự đổi thay xô bồ và rệu rã ấy…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

    Từ khóa tìm kiếm : Phòng khách, Hồ Anh Thái, Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Mười lẻ một đêm, Những đứa con rải rác trên đường, xã hội, đổi thay

    Get bonus content on Patreon

    Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

    Mon, 18 Sep 2023 - 26min
  • 49 - “Nước mắt sông Cầm”: Khi huyền sử đi vào trang viết

     Được coi là một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết, nhà văn Uông Triều có khả năng đem đến sự bất ngờ cho người đọc khi thử sức với nhiều thể loại từ tản văn, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết đến phê bình. Ở lình vực nào, anh cũng cho thấy mình là “một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết”. Những năm gần đây, anh ít viết truyện ngắn. Nhưng với những ai đã biết tới nhà văn đất Quảng Ninh từ những ngày đầu thì đây vẫn là một địa hạt mà Uông Triều để lại dấu ấn đậm nét về tài năng cũng như bút lực của mình. Mời quý vị và các bạn thưởng thức một trong những tác phẩm của “những ngày đầu lưu luyến ấy” – truyện ngắn “Nước mắt sông Cầm” của nhà văn Uông Triều.

    Từ khóa tìm kiếm : Nước mắt sông Cầm, Uông Triều, Quảng Ninh, truyện ngắn, tản văn, tùy bút, tiểu thuyết, phê bình

    Get bonus content on Patreon

    Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

    Mon, 11 Sep 2023 - 22min
  • 48 - “Triệu phú người mẫu”: Cổ tích giữa đời thường

    Người mẫu triệu phú là câu truyện rất ngắn nhưng lại tỏ bày những triết lý sâu sắc của Oscar Wilde. Kết cấu truyện đơn giản, theo lối kể của một câu chuyện cổ tích thuần túy cổ điển. Một nhân vật nghèo khổ, tốt bụng đã được đền đáp bằng một hạnh phúc viên mãn là điều hoàn toàn không xa lạ trong các tác phẩm văn chương. Dù vậy, với lối viết thông minh, có nét trầm lắng, dịu dàng và đượm màu cổ tích, “Người mẫu triệu phú” đã cuốn hút người đọc người nghe từ đầu tới cuối, gửi đến chúng ta thông điệp: Lòng trắc ẩn là hạt giống luôn nảy mầm và cho ta trái ngọt. Song, ngẫm nghĩ kỹ ta lại thấy "Người mẫu triệu phú" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa những ảo mộng và thực tế đời sống, giữa nghệ thuật và cuộc đời thực. Anh chàng Hughie muốn ông già người mẫu ăn vận tươm tất thì họa sỹ Trevor lại cho rằng, quần áo sờn rách mới chính là sự lãng mạn. Cái mà dường như với Hughie là nghèo khổ thì đối với họa sĩ Trevor lại gây ấn tượng mạnh. Hughie cho rằng, cánh họa sĩ không có tim thì Trevor đáp: “Trái tim của một họa sĩ chính là cái đầu của anh ta”. Sao vậy? Nghệ sỹ là lãng mạn, là cảm xúc lẽ nào nhân vật Trevor lại lý trí và quá thực tế như vậy. Oscar Wilde, ngoài là nhà văn còn là nhà mỹ học. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện quan điểm nghệ thuật duy mỹ, hướng đến nét đẹp độc đáo trong tâm hồn mỗi con người. Đặt vẻ đẹp trong sáng, vô tư của nhân vật Hughie bên cạnh sự thực tế, có phần tính toán của nhân vật họa sỹ để thấy rằng, những nghệ sỹ như thế sẽ không bao giờ có tác phẩm lớn (Lời bình của BTV Vũ Hà)

    Từ khóa tìm kiếm : Triệu phú người mẫu, nhà văn Oscar Wilde, Ai Len, dịch giả Nguyễn Bích Lan, họa sĩ, nghệ sỹ, hạnh phúc

    Get bonus content on Patreon

    Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

    Mon, 04 Sep 2023 - 27min
  • 47 - "Vết sẹo": Tình yêu đâu phải trò đùa

    Nhân vật trong truyện ngắn “Vết sẹo” rõ là một phụ nữ vô cùng xinh đẹp quyến rũ. Cô ta rất biết vũ khí lợi hại của mình với đàn ông. Quen được yêu chiều, được si mê, được cánh đàn ông tôn thờ, qui phục cô ta dường như không có khái niệm trân quí tình cảm mà thậm chí còn trở nên ngông cuồng, chớt nhả, đùa cợt tình cảm của những kẻ si mê mình : ví dụ muốn bọn họ chứng tỏ tình cảm bằng cách thách đố nhảy xuống biển, hay ăn cắp một vật gì….Hơn thế nữa cô là tipe phụ nữ buông thả. Thay người yêu như thay áo. Một con người luôn muốn “hôm qua không giống hôm nay, hôm nay phải khác ngày mai’’. Điều này cũng không đặc biệt gì lắm với lối sống phóng túng kiểu phương Tây. Cho đến một ngày biến cố xảy ra. Chi tiết vết sẹo ở đuôi mắt của Natasa dẫn đến câu chuyện về trò chơi Cúc cu do cô ta nghĩ ra, ba người đàn ông tham gia trong một cuộc trốn tìm có súng. Kết cục hai người chết một người bị thương. Có thể nói sự việc đó giống như giọt nước làm tràn ly cho thấy sự trả giá, hệ quả ghê gớm của thói ngông cuồng, rồ dại của cô ả. Nó đi quá giới hạn cho phép chở thành tội ác, dằn vặt con người suốt đời. Natasa trở nên nghiện rượu. Với truyện ngắn này đặc biệt qua nhân vật chính Natasa và nhân vật “tôi” – người kể chuyện, tác giả cho thấy tài phân tích tâm lý nhân vật, quá trình vận động, biến chuyển nội tâm, lý giải tại sao nhân vật Natasa lại có hành động, thú chơi ngông cuồng, cực đoan như vậy . Vì những người đàn ông đã nuông chiều, đã dung túng làm hư cô. Tác giả phân tích phải chăng những người yêu nàng cũng có lỗi. Cuối truyện nhà văn còn mổ xẻ cả nội tâm nhân vật tôi. Sự tự vấn của nhân vật “tôi” “Muốn trừng phạt việc nàng bỏ rơi, Muốn chờ một tai họa xảy đến với nàng”. Truyện cho các bạn trẻ bài học về tình yêu- thứ tình cảm rất cần được trân quí.

     

    Từ khóa tìm kiếm : “Vết sẹo”, Nga, Gazdanov, tình yêu, tình cảm, buông thả, lối sống


    Get bonus content on Patreon

    Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

    Mon, 28 Aug 2023 - 24min
Weitere Folgen anzeigen