Filtrer par genre

Truyện ngắn chọn lọc

Truyện ngắn chọn lọc

VNPodcast

Những câu chuyện đầy tính nhân văn hay phản ánh đời sống xã hội. Hơi thở cuộc sống quanh ta được truyền tải qua những giọng đọc truyền cảm, sâu lắng. Xin mời các bạn lắng nghe. https://www.stitcher.com/show/1085656 https://www.pandora.com/podcast/truyn-em-khuya/PC:1001085656 https://www.podbean.com/ew/dir-hpnqc-1e207151

89 - “Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong
0:00 / 0:00
1x
  • 89 - “Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

    Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

    Từ khóa tìm kiếm : Họ đã trở thành đàn ông, Phạm Ngọc Tiến, nữ thanh niên xung phong, người lính, chiến tranh, tình yêu, hy sinh, hiến dâng

    Mon, 15 Apr 2024 - 27min
  • 88 - “Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

     Nhân vật gã tên Thùng được nhà văn chú tâm khắc họa là một người đàn ông cục cằn, thô lỗ, nghiện rượu và ghen tuông. Một motip cũng khá quen thuộc khi khắc họa chân dung người đàn ông vùng cao với những bi kịch gia đình: Cuộc sống nghèo khó, ít học, đi kèm văn hóa đấm đá, bạo hành. Song khác với nhiều truyện ngắn chỉ nói về những bi kịch người vợ bị hành hạ, nhà văn Cao Duy Sơn ở truyện ngắn này lý giải cặn kẽ nguyên nhân sâu xa của bất hạnh hôn nhân của gia đình Thùng. Nhà văn dụng công xây dựng nhân vật Thùng: hết mực yêu vợ thương con, cũng từng là một con người tử tế biết cư xử , biết phân biệt tốt xấu….nhưng vì sao lại trở nên một con người cục cằn thô lỗ, rượu chè và luôn sống trong ngờ vực, thiếu tự tin như thế. Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào. Đó là lần Thùng chứng kiến sự phản bội của vợ và anh ta đã thiêu trụi ngôi nhà. Nhân vật Thùng cũng đã nhìn ra những hạn chế của mình nhưng quá muộn màng, anh ta không vượt lên được bằng sự tha thứ bao dung. Cuộc sống hôn nhân của anh ta nặng nề và bế tắc với lỗi lầm của người vợ. Đến một ngày người vợ không chịu được, đã tự bỏ ra đi. Truyện cho thấy những khát khao hạnh phúc của con người là có thật. Song chỉ khi đánh mất rồi con người mới thấm thía giá trị của nó. Vì thế thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới các bạn trẻ là hãy biết trân trọng hạnh phúc, hãy biết bao dung và tha thứ. Điều tưởng giản dị như vậy mà không phải ai cũng thực hiện được. Đoạn kết nhân ái thể hiện rõ góc nhìn nhân văn của một nhà văn giàu trải nghiệm. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

    Từ khóa tìm kiếm : Mùa én gọi bầy, nhà văn Cao Duy Sơn, hôn nhân, hạnh phúc, bao dung, tha thứ


    Mon, 08 Apr 2024 - 27min
  • 87 - “Cửa Phật hoa mai nở”: Gieo nhân lành để nhận được quả lành

     Truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” của nhà văn Hoàng Thế Sinh xoay quanh nhân vật chính là Mai Xưa, một bác sĩ sản. Nàng đã nhận nuôi một bé gái khi mẹ bé qua đời còn người cha phải lên đường ra trận. Trong bối cảnh người ta chưa có cái nhìn cởi mở về mẹ đơn thân, Mai Xưa trải qua nhiều lận đận. Một phần vì vất vả nuôi con khi chưa một lần sinh nở. Một phần vì tình duyên lắm mối mà chẳng đi đến đâu…Có cốt truyện cảm động, ca ngợi sự hi sinh của người phụ nữ nhưng truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” không thiếu những đoạn hài hước, thậm chí có chút châm biếm khi kể về những người đàn ông tới tìm hiểu Mai Xưa. Ai lúc đầu cũng hăng hái nhưng sau thì ngần ngại. Lí do thì muôn màu muôn vẻ nhưng nhìn chung, vẫn là chưa đủ yêu, chưa đủ duyên, chưa đủ cảm thông để nuôi nấng một đứa trẻ không phải ruột thịt của mình… Nhân vật Mai Xưa cũng được tác giả xây dựng một cách sinh động. Nàng không đóng khung trong kiểu nhân vật tròn trịa, mẫu mực mà vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên, thậm chí có chút cả tin. Nhưng có lẽ chính vì vậy, Mai Xưa mới ít đau khổ vì ái tình và vẫn tin vào ái tình. “Cửa Phật hoa mai nở” đã kết lại bằng ấm áp, bằng tin yêu, bằng hạnh phúc. Một cái kết sáng đủ làm ấm lòng người đọc và cũng như một lời nhắn nhủ rằng hãy cứ kiên trì gieo nhân lành để nhận được quả lành. (Lời bình của Nguyễn Hà)

    Từ khóa tìm kiếm : Cửa Phật hoa mai nở, nhà văn Hoàng Thế Sinh, Yên Bái, phụ nữ, hi sinh, hạnh phúc, ái tình

    Mon, 01 Apr 2024 - 27min
  • 86 - "Nơi tình yêu ở lại": Tình yên biển đảo, quê hương

     Ngay từ tên truyện, tác giả đã hé lộ đây là một câu chuyện nói về tình yêu. Một câu chuyện tình yêu được tác giả đề cập ngay từ những dòng chữ đầu tiên. Chỉ có điều, tình yêu trong truyện ngắn này, không xảy ra ở một nơi bình thường, mà xảy ra ở một hòn đảo cách xa đất liền, giữa một cô thanh niên xung phong và một anh bộ đội, khi cả hai cùng công tác trên đảo. Một tình yêu đẹp và trong sáng như ta vẫn thường thấy ở những đôi trai gái, khi cả hai cùng đang làm nhiệm vụ dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc! Hoa - cô thanh niên xung phong, và Kha - anh bộ đội, theo tiếng gọi của quê hương, cùng đến với đảo, cùng có những năm tháng sống, công tác trên đảo, và cả hai cùng yêu đảo như chính quê hương mình. Từ những năm tháng gần gũi bên nhau ấy, họ đã “bén duyên” và yêu nhau. Tình yêu của hai người đã giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống, công tác thường ngày trên đảo. Đặc biệt, khi Kha hết hạn nghĩa vụ quân sự, được trở về đất liền, anh phải đứng trước hai sự lựa chọn cho cuộc sống sau này của mình: Ở lại đảo cùng Hoa xây dựng cuộc sống dài lâu, hay trở về đất liền vĩnh viễn? Hơn thế, anh còn phải đối mặt với lời khuyên của cha mẹ, người thân, bạn bè… phải trở về quê hương xây dựng cuộc sống tương lai! Nhưng Kha đã không làm thế, anh đã trở lại đảo theo tiếng gọi của con tim, với chiếc ba lô trên lưng, như ngày nào đến với đảo lần đầu. Chỉ có tình yêu đối với người mình yêu, đối với biển đảo, với quê hương đất nước, mới có thể thúc giục Kha trở lại đảo, xây dựng cuộc sống gia đình cùng Hoa. Thông qua truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến muốn khẳng định một điều, biển đảo dù xa cách bao nhiêu vẫn là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu, mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp công sức, xây dựng và giữ gìn biển đảo, nhất là trong tình hình biển đảo đang có những bất ổn như hiện nay. Truyện ngắn với lối viết mộc mạc, giản dị, tự nhiên, tác giả không chú tâm lắm với những yếu tố kỹ thuật trong kết cấu, xây dựng truyện. Song, “Nơi tình yêu ở lại” vẫn có những chi tiết chân thực, xúc động, làm ta tự hào, yêu thương nhiều hơn đối với biển đảo quê hương…

    Từ khóa tìm kiếm : Nơi tình yêu ở lại, Nguyễn Ngọc Chiến, tình yêu, Tổ Quốc, biển đảo, quê hương, chủ quyền, lãnh thổ

    Mon, 25 Mar 2024 - 27min
  • 85 - “Bên ngoài thành phố”: Tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay

    Truyện ngắn có đề tài về cuộc sống đời thường, tình cảm đời thường nhưng được tác giả thể hiện qua một câu chuyên mang phong cách giả tưởng. Khi mà dân số quá đông, thành phố chỉ tiếp nhận người trẻ tuổi còn người già phải ở ngoài thành phố. Bố mẹ già phải xa con, cháu của mình. Và một cuộc thi đấu trở thành lằn ranh để quyết định ai sẽ được trở lại thành phố. Nhân vật chính của câu chuyện là ông lão nhiều tuổi nhưng vẫn quyết tâm tập luyện chăm chỉ để tham gia được thi với ước vọng vào thành phố gặp gỡ con cháu. Lẫn trong những giọt mồ hôi của ông, nước bắt của bà là nỗi nhớ mong con cháu, là tình cảm ruột thịt. Ông đã chiến thắng cuộc thi đấu nhưng cuối cùng không vào thành phố mà quay trở lại với người vợ yêu khi bà bị bệnh Alzhemer. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe truyện ngắn này là trăn trở về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Trong thành phố, ngoài thành phố chỉ là một hình ảnh thể hiện sự khoảng cách của người già với thế hệ con cháu của mình. Biết bao người vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền, bận rộn công việc, bận rộn vui chơi mà ít liên hệ, ít quan tâm tới cha mẹ già ở nhà, ở quê. Đó là tâm tư, nỗi buồn của không ít người già hiện nay. Cái cha mẹ cần đâu chỉ có cuộc sống vật chất mà chính là tình cảm của con cháu. Trong khi tình cảm 2 ông bà vẫn thấm thiết với nhau thì dường như con cháu trong thành phố đã quên mất có người đang mong ngóng mình. Một câu chuyện giả tưởng nhưng được viết với giọng văn chân chất, giản dị về cuộc sống đời thường. Ước mơ của hai ông bà lão trong truyện khiến người đọc, người nghe nhất là người trẻ phải tự nhủ “hãy để bố mẹ không phải ở ngoài thành phố”.

    Từ khóa tìm kiếm : Bên ngoài thành phố, Phát Dương, gia đình, bố mẹ, con cái, tình yêu thương


    Mon, 18 Mar 2024 - 26min
Afficher plus d'épisodes